Chiều 5/10,ồnlâynhiễmcáccađậumùakhỉnộiđịquả bòn bon đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết như trên tại họp báo định kỳ, thêm rằng ngành y tế vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân khiến các ca đậu mùa khỉ liên tục xuất hiện thời gian gần đây.
Trong khi đó, ngành y tế đang triển khai cách biện pháp phòng chống bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn. Các cơ sở điều trị da liễu, phòng khám tư được cảnh báo lưu ý, phát hiện sớm ca bệnh và điều trị tránh tử vong. Cơ sở điều trị cũng không để xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm đối với nhân viên y tế. Tất cả trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân dương tính đậu mùa khỉ được điều tra kỹ để xác định nguồn lây nhiễm nhằm xử lý kịp thời ổ dịch, tránh lây lan rộng ra cộng đồng.
Đầu tuần, TP HCM ghi nhận thêm một nam thanh niên 22 tuổi dương tính với đậu mùa khỉ. Đây là ca đậu mùa khỉ thứ 6 tại Việt Nam, ca thứ 5 ở TP HCM và là ca nội địa thứ 4. Ca nội địa thứ ba là một nam thanh niên 34 tuổi. Ca thứ hai là cô gái ở Bình Dương, bạn của bệnh nhân nội địa đầu tiên và là trường hợp duy nhất xác định được nguồn lây nhiễm từ anh này.
HCDC xác định cả 4 bệnh nhân nội địa đều không đi nước ngoài hoặc tiếp xúc với người nước ngoài trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng. 21 ngày là thời gian ủ bệnh tối đa nếu nhiễm virus đậu mùa khỉ.
Năm ngoái TP HCM ghi nhận hai ca đậu mùa khỉ đầu tiên, tuy nhiên họ lây nhiễm từ nước ngoài và về nước cách ly ngay nên không lây cộng đồng.
Hiện, chưa rõ nguồn lây bệnh cho các ca bệnh gần đây. Các chuyên gia y tế cho rằng các ca đậu mùa khỉ lây nhiễm nội địa chứng tỏ bệnh đã du nhập vào Việt Nam và đang lưu hành trong cộng đồng, âm thầm lây lan qua nhiều thế hệ, trong bối cảnh số ca mắc mới đang gia tăng mạnh ở Thái Lan và Trung Quốc.
Đậu mùa khỉ lây từ người sang người qua tiếp xúc gần với người bệnh phát ban đậu mùa khỉ, bao gồm qua tiếp xúc mặt với mặt, da với da, miệng với miệng hoặc miệng với da, gồm cả quan hệ tình dục.
HCDC khuyến cáo người dân phòng bệnh bằng cách che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ, cần liên hệ cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Người này cũng chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
Tránh tiếp xúc gần với người mắc đậu mùa khỉ và tiếp xúc trực tiếp vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và vật dụng, đồ dùng nhiễm mầm bệnh. Trường hợp nơi ở, nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.
Người đến các quốc gia có dịch đậu mùa khỉ nên tránh tiếp xúc với động vật có vú như động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay về Việt Nam chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để theo dõi.
Dịch đậu mùa khỉ bùng phát vào tháng 5/2022, xuất hiện tại những nước chưa từng có virus lưu hành trước đây như Mỹ, Anh, Thụy Điển, Bỉ, Thái Lan, Ấn Độ, Tây Ban Nha... Đến nay tổng số ca nhiễm toàn thế giới là hơn 90.000, chủ yếu là nam giới có quan hệ tình dục đồng tính. Tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ là 0-11% và cao hơn ở trẻ nhỏ. Ngày 23/7/2022, WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Hiện Việt Nam chưa có vaccine và thuốc đặc trị cho đậu mùa khỉ, chỉ có vaccine bệnh đậu mùa.
Mỹ Ý