Là sinh viên (SV) ngành quản lý môi trường (Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ),áichếbùnthảilàmphânbóchiều nay Hào rất tâm huyết với các ý tưởng tái chế nguồn bùn thải, nước thải thành các sản phẩm hữu ích cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường.
tin liên quan
9X khởi nghiệp từ bóng đèn và ống nước, xuất đi thế giớiHai sinh viên Nguyễn Lê Trung Hiếu (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) và Hồ Hoàng Phúc (Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cùng sinh năm 1994) đã kết hợp những vật dụng rất đỗi bình thường là bóng đèn và ống nước để khởi nghiệp.Khi cuộc thi SIMVA - Hành trình khởi nghiệp, do Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ - Trường ĐH Cần Thơ phối hợp tổ chức, Hào và Mức đã viết dự án tham gia. Cả hai quyết định chọn tái chế bùn thải từ nhà máy chế biến thủy sản vì loại bùn này chứa nguyên tố vi lượng và vi sinh cao, rất tốt cho các loại cây trồng. “ĐBSCL có rất nhiều nhà máy chế biến thủy sản, có thể tận dụng lợi thế này để có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào”, Hào nói.Bùn thải sau khi được lấy từ nhà máy sẽ trải qua giai đoạn tách nước lấy bùn khô, khử UV và bổ sung một số thành phần phối trộn cho ra bùn vi sinh để phù hợp với từng loại cây trồng. Loại bùn này có ưu điểm là hàm lượng dinh dưỡng cao, không lẫn các chất hóa học, thích hợp trong trồng hoa kiểng, rau màu, đặc biệt là các loại rau sạch. Ngoài ra, có thể sử dụng kết hợp hoặc làm giá thể trong thủy canh.Với Hào và Mức, việc biến ý tưởng trên giấy thành sản phẩm thực tế là điều không hề dễ dàng. Hai bạn phải trải qua nhiều giai đoạn, từ khâu liên hệ nhà máy để lấy nguồn bùn thải đến tìm nơi đặt cơ sở sản xuất, mua máy móc xử lý bùn vi sinh… “May mắn cho tụi mình là được người quen cho mượn đất để đặt cơ sở sản xuất. Còn máy móc do không đủ tiền mua máy mới nên nhờ bạn bè thiết kế rồi mua thiết bị về lắp ráp để tiết kiệm chi phí”, Mức cho biết.Vượt qua hơn 200 dự án dự thi đến từ nhiều tỉnh thành trong khu vực, dự án bùn vi sinh đã lọt vào top 10 ý tưởng xuất sắc nhất của vòng chung kết. Do đây là cuộc thi khởi nghiệp mang tính thực tế cao nên Hào và Mức không chỉ lo về chất lượng sản phẩm mà còn phải tập trung xây dựng thương hiệu, đề ra chiến lược kinh doanh, kế hoạch marketing, tìm thị trường tiêu thụ và cạnh tranh doanh thu trực tiếp với các nhóm khác.Sau khi lọt vào vòng chung kết, 2 bạn có 4 tuần tham gia hoạt động khởi nghiệp bằng cách quảng bá sản phẩm và tham dự các chuyến đi mở rộng thị trường đến các tỉnh phía nam gồm: An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bà Rịa-Vũng Tàu, cùng 3 thành phố lớn là TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.
tin liên quan
Học sinh chế robot lau bảngSau 7 tháng mày mò nghiên cứu, Trần Phan Nhật Duy và Đoàn Hồ Trúc Linh (học sinh lớp 12A3 Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã chế ra robot lau bảng rất độc đáo.Hiện nhóm đã hoàn tất thủ tục thành lập cơ sở sản xuất và ký hợp đồng phân phối sản phẩm cho 3 hợp tác xã trồng rau sạch ở Cần Thơ, Trà Vinh. Nhóm cũng ký kết hợp đồng cung cấp hơn 200 tấn bùn vi sinh cho một nhà máy chuyên sản xuất phân bón trong năm 2017. “Có những lúc khó khăn tưởng như phải bỏ cuộc giữa chừng nhưng niềm đam mê khởi nghiệp đã thôi thúc tụi mình theo đuổi cuộc thi đến cùng. Đây mới chỉ là thành công bước đầu, tạo động lực cho tụi mình tiếp tục cố gắng trong chặng đường sắp tới”, Mức chia sẻ.PGS-TS Lê Nguyễn Đoan Khôi, Giám đốc Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ - Trường ĐH Cần Thơ, cho biết: “Dự án tái chế bùn vi sinh từ bùn thải của Hào và Mức rất có triển vọng phát triển vì 2 em bước đầu đã gắn kết được với doanh nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu và tìm đầu ra cho sản phẩm. Sắp tới, trung tâm sẽ tiếp tục hỗ trợ nhóm trong khâu tìm chuyên gia đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như kết nối tìm thị trường tiêu thụ”.
tin liên quan
Từng cầm cố nhà cửa trả nợ, Lý Hải vươn tầm 'đại gia' ra sao?Lý Hải tâm sự: 'Giờ ngẫm lại thì thấy có lẽ ông trời có mắt, không phụ lòng người ngay, dần dần mọi thứ cũng qua đi. Bây giờ điều mà bản thân anh cảm thấy hài lòng nhất là có có một gia đình hạnh phúc'.