Alo789

Nguyễn Việt Hà là cây bút nổi bật đương thời với các tiểu thuyết như Cơ hội của chúa, Khải huyền muộ sex nhat

【sex nhat】Nguyễn Việt Hà: 'Văn chương cần chữ tình'

Nguyễn Việt Hà là cây bút nổi bật đương thời với các tiểu thuyết như Cơ hội của chúa,ễnViệtHàVănchươngcầnchữtìsex nhat Khải huyền muộn, Ba ngôi của người. Không chỉ khuấy động văn đàn bằng các tiểu thuyết, Việt Hà còn tạo phong cách riêng ở thể loại tạp văn qua các tập sách Nhà văn thì chơi với ai, Con giai phố cổ, Đàn bà uống rượu.

Giọng của phốlà tập tạp văn mới nhất của anh, phát hành hồi tháng 5, cho thấy chất giọng đặc trưng của Nguyễn Việt Hà. Dịp này, nhà văn nêu quan điểm về quá trình sáng tạo văn chương.

Bìa cuốn sách Giọng của phố

Bìa cuốn tạp văn "Giọng của phố" - sách mới của tác giả Nguyễn Việt Hà. Ảnh: NXB Trẻ

- Ở lời giới thiệu sách "Giọng của phố", anh cho rằng tạp văn là thể loại "dễ tủi thân" nếu phải miễn cưỡng so với tiểu thuyết và truyện ngắn. Tại sao anh có nhận định ấy?

- Nói cho công bằng, không phải cứ viết tiểu thuyết là nhất, rồi đến truyện ngắn, bét nhất là tạp văn đâu. Cách chia ấy theo tôi chỉ mang tính tương đối.

Tôi thích chữ "tạp văn", đó là chữ do Lỗ Tấn nói. Lỗ Tấn là kiểu nhà văn không viết dài. Lịch sử văn chương không thiếu chuyện như vậy. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nổi danh với truyện ngắn, khi ông chuyển sang tiểu thuyết mọi người vẫn chê. Rõ ràng, khi chuyển sang tiểu thuyết, bút lực của ông chưa được như truyện ngắn. "Chưa được như" là so với chính ông Thiệp thôi, còn người khác viết được như ông cũng "hộc mì". Người khen nhiều Tuổi 20 yêu dấu là Bảo Ninh, tôi cũng thấy tiểu thuyết đó không dở. Khi tôi viết Khải huyền muộn cũng là lúc ông Thiệp viết Tuổi 20 yêu dấu, cứ khoảng hai tuần ông lại gọi hỏi "mày viết đến đâu rồi, tao xong được chương một, chương hai". Tôi nghĩ "ông này viết như cướp". Sau này tôi mới biết cách ông Thiệp viết nhanh cũng là một thói quen.

Trở lại Lỗ Tấn, hay Chekhov (với tôi là một người viết truyện ngắn vĩ đại) cũng vậy, họ là những người viết dài không quen, hoặc người ta không thích viết dài. Ta không thể nói tiểu thuyết hơn truyện ngắn, truyện ngắn hơn tạp văn được.

Nguyễn Việt Hà: Văn chương nào thì cũng nên có tình’

Nhà văn Nguyễn Việt Hà ở tuổi 61. Ảnh: Minh Trung

- Anh đã bắt đầu viết tạp văn như thế nào?

- Thông thường, những tác giả mà tôi biết sẽ viết tạp văn trước, cứ viết tạp văn đã rồi đến truyện ngắn, rồi tiểu thuyết, tức là viết ngắn trước dài sau. Tôi viết xong hai cuốn tiểu thuyết rồi mới viết tạp văn.

Khi người ta nhờ tôi viết tạp văn, lúc ấy tôi đã là Nguyễn Việt Hà tác giả Cơ hội của chúa rồi. Tôi nhận lời thì nghĩ "khó quái gì", bắn đại bác còn được nữa là bắn súng lục. Nhưng bập vào mới biết là khó, một hai bài chưa nói lên điều gì. Nhất là khi mình lại đứng mục, mấy tờ làm columnist như Nhân Dânhàng tháng, Đẹp, Đàn ông đến ngày mà chưa thấy bài thì người ta giục lắm.

Tôi viết tạp văn là một thói quen mới. Tạp văn mà viết kỹ thuật quá, điệu đà quá cũng khó hay. Tạp văn là thứ nửa văn nửa báo. Thường tạp văn hay công bố ở những tờ báo. Đương nhiên tuần báo sẽ có "sân" cho tạp văn. Sân ấy rộng, hẹp ra sao tùy từng báo.

Tôi viết tạp văn cũng tầm năm bảy trăm cái. Đến giờ in thành năm tập, từ Nhà văn thì chơi với ai, Đàn bà uống rượu, Mặt của đàn ông, Con giai phố cổ,đến giờ là Giọng của phố.Mỗi tập 62 bài.

Tạp văn do viết nhiều, độ trùng, độ lặp là không thể tránh. Tôi rất sợ mình sẽ chép lại cảm xúc trong vô thức. Mỗi mùa Tết 5-7 tờ báo cùng đặt tôi viết về Tết, cái khó là làm sao viết được khác biệt, cuối cùng vẫn sẽ có cái trùng, kể cả là vô thức. Vì vậy, tôi mới nói tạp văn có độ mưu sinh. Do đăng báo, tạp văn hướng tới số đông, còn tiểu thuyết (dù muốn đông người đọc) vẫn dành cho đối tượng đọc hẹp hơn.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, Nhà văn Nguyễn Việt Hà, Nhà thơ Đồng Đức Bốn. Ảnh : Xuân Bình

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, Nhà văn Nguyễn Việt Hà (từ trái qua) và nhà thơ Đồng Đức Bốn. Ảnh: Xuân Bình

- Theo anh, điều gì là quan trọng trong quá trình viết tạp văn?

- Tạp văn bây giờ đông người viết không phải do nó dễ. Tạp văn là một thứ rất cảm xúc, nếu nói gần được như thơ thì hơi quá. Nhưng nó là một kiểu lập luận phải bộc lộ cái chủ quan, cá nhân người viết. Nếu không có một độ sắc sảo hay cảm động, thì khó nên tạp văn. Viết tạp văn mà cứ kiểu "mùa thu lặng lẽ sang" thì nó giả lắm.

Viết ẩm thực, người ta hay nhắc tới Thạch Lam, Vũ Bằng. Hà Nội 36 phố phường viết về những điều bình dị; dấu ấn của Thạch Lam là bao giờ ông cũng khen một hàng ăn nhất định. Ở bài về phở, ông khen hàng phở nhà thương Bạch Mai. Về sau Nguyễn Tuân không cho hàng phở đó ngon. Thạch Lam nói phở nhà thương búng thêm cà cuống, thì Nguyễn Tuân nói đó là khẩu vị của tay nghiện, người bình thường không khen phở cho cà cuống. Nhưng khi Nguyễn Tuân khen phở Trường Ca ở đình Hàng Bạc rất ngon thì Tô Hoài lại bảo hàng phở ấy không ra gì, chẳng qua bán qua đêm; nửa đêm nhà văn đi hát cô đầu về, trời giá rét, thấy một hàng phở ăn thì xúc động, khen ngon. Độ chủ quan rất quan trọng. Vừa rồi Michelin đưa ra danh sách các nhà hàng gắn sao, họ làm cũng tử tế chứ, họ đưa ra những tiêu chí tương đối cứng; nhưng danh sách của họ vẫn gây tranh luận. Còn các cụ nhà mình vẫn nói "khôn dại tại miệng", tùy hàng, tùy người.

Tạp văn bộc lộ cá tính chủ quan của người viết. Bộc lộ cá tính chủ quan ấy không gì bằng vui và buồn. Chẳng hạn Lỗ Tấn viết tạp văn thể hiện sự phẫn nộ, văn đàn hồi ấy gọi ông là "mạ thủ".

Đại khái tạp văn là phải có cảm xúc, trữ tình. Trước đây tôi đọc một cuộc tranh luận trên báo Văn nghệ,có ông nói "trữ tình" là tình cảm phóng ra. Nhưng một người khác giỏi Hán văn thì có quan điểm ngược lại, cho rằng trữ tình là nén vào. Theo tôi, tình cảm nén vào hay phóng ra không quan trọng, mà phải có độ đậm của tình cảm, ta gọi là trào hứng. Tạp văn phải đậm tình, trào hứng thì mới hay. Mà văn chương nào thì cũng nên có tình.

- Anh gọi tạp văn là thứ văn mưu sinh, vậy cường độ viết tạp văn của anh ra sao?

- Đã mưu sinh bằng chữ, kể cả viết báo cũng như viết văn, đều rất vất vả. Nếu bảo ông tồn tại bằng tạp văn, thì không thể. Giá trị vật chất của tạp văn, nhất là ở những người có chế độ nhuận bút tốt, sẽ cao hơn khi so với truyện ngắn, so với tiểu thuyết. Các báo thường trả nhuận bút theo tên người viết, theo bài đặt, theo bạn đọc, dung lượng.

Có những báo trả đều đặn 150 USD mỗi bài tạp văn. Chế độ nhuận bút khi là một cái giá tử tế thì "tay" viết cũng không dám làm ẩu. Họ sẽ không đủ độ "mặt dày" để làm một bài nhếu nháo được.

- Nhưng cái làm nên tên tuổi của anh, để có được mức nhuận bút cao như thế thì vẫn là tiểu thuyết?

-Tất nhiên, người ta biết đến Nguyễn Việt Hà là từ tiểu thuyết. Nếu nói về tổng thể, Cơ hội của Chúavẫn được nhuận bút nhiều nhất, có một đời sống đã dài 25 năm; sau đó nó được dịch Đông, dịch Tây, in ấn tái bản.

Tôi không biết mọi người khi in một tập tạp văn thì như thế nào, nhưng thông thường, các bài tạp văn trong tập ấy đã đăng báo rồi, sau đấy gom lại thành sách. Tức là tác giả có hai lần nhuận bút.

Ai cũng biết nhuận bút theo giá bìa và số bản in, cũng như % dành cho nhà văn. Có những ông tác giả nhận mức 7% giá bìa, có những ông tự bỏ tiền ra in. Còn với tôi, tôi cho rằng mức nhuận bút của tôi ở mức cao. Nhà sách chia mức nhuận theo từng kiểu nhà văn. Nhuận bút cho nhà văn còn phụ thuộc vào số bản in nữa. Chẳng hạn sách của Nguyễn Nhật Ánh mới ra, người ta in một lần 60.000 bản, thì sẽ cao hơn rất nhiều sách của các nhà văn chỉ in 2.000 bản. Đó là lý do tác giả Harry Potter giàu. Bản quyền của các nhà văn nước ngoài tầm một USD hoặc 1,5 USD mỗi bản. Nhưng người ta in triệu bản thì tác giả có triệu USD. Tức là ở Việt Nam, chế độ nhuận bút không hề thấp như đám viết nghiệp dư hay kêu. Cái chính là số lượng bản in, lượng người mua, cũng chính là lượng người đọc nhiều hay ít.

- Cùng dùng con chữ để viết văn, liệu tâm thế người viết tạp văn và người viết tiểu thuyết có khác nhau?

- Nó khác nhau xa. Thứ nhất, tiểu thuyết là công việc dài hơi. Tôi viết tiểu thuyết mới nhất (Tuyệt không dấu vết, sắp ra mắt) trong 5 năm, sau cuốn Thị dân tiểu thuyết.Trong 5 năm viết ấy, việc đời có nhiều sự, có thể lúc này đang vui, có lúc lại buồn. Vì ở đây, bạn đang hỏi chuyện tâm cảm, nên tôi nói rằng một cô đang thất tình sẽ viết khác, một thằng bé đang vui sẽ khác. Chẳng hạn ở Cơ hội của Chúa, cái độ trong trắng, kiểu của sinh viên năm nhất, năm hai rất rõ rệt, nó có nhiều lỗi, đúng là lỗi của tuổi trẻ, trong veo.

Tạp văn thì không cho phép kiểu ấy. Tạp văn là deadline, thường được đặt viết, người ta chỉ cho nhiều lắm là hai tuần để viết. Sức ép của deadline rất quan trọng. Ngược lại, tiểu thuyết không bị câu thúc bởi thời hạn. Chẳng có nhà xuất bản nào nói năm nay ông phải viết xong tiểu thuyết này. Tiểu thuyết thoát khỏi vòng cương tỏa của deadline. Tâm trạng viết khác nhau rất xa.

Ở giữa khoảng nghỉ của việc viết hai tiểu thuyết, tôi thường viết tạp văn. Tôi không quen viết theo thời hạn, nó gây ức chế. Cho đến khi viết Thị dân tiểu thuyết, tôi nói rằng mình sẽ không viết tạp văn nữa. Lúc ấy tôi đã mệt rồi, nếu viết tạp văn sẽ làm cho tôi tán lực. Nhưng có người thể chất vẫn cho phép. Ai mà vừa viết văn vừa viết báo hay, thì ấy là Chúa cho thôi. Cũng như Marquez vừa viết văn vừa viết báo hay, trường hợp Nguyễn Bình Phương vừa viết tiểu thuyết hay vừa viết thơ hay, đó cũng là Chúa cho. Để đạt được như thế là ngoài sức.

Khi viết tiểu thuyết thì không viết tạp văn là điều tôi răn mình. Mình cũng già rồi, không đủ sức, không thể tham được. Đến giờ, Tết nhất vẫn thỉnh thoảng thấy tạp văn của tôi, đó là những cái viết theo đặt hàng, tái chế cảm xúc. Để viết một cái có nội sinh cuồn cuộn như thời sung sức thì không còn.

- Anh làm thế nào để tạo ra được chất riêng cho tạp văn của mình?

- Cái đấy nằm trong phẩm chất của người viết, cứ viết mà thành, chứ đâu thể chủ trương viết theo phong cách này, giọng kia được. Mọi người nói tiểu thuyết Ba ngôi của người hơi bết tạp văn, kể cả Thị dân tiểu thuyết có một phong khí nào đó của tạp văn. Tôi cũng nhận thấy, nên quyển mới nhất tôi bỏ hoàn toàn tạp văn.

Với tạp văn, người biên tập quan trọng vô cùng. Để ra được bài tạp văn, tay biên tập ở báo là quan trọng nhất, anh ấy, cô ấy có "ok" với bài không, bài mới trôi.

Đến khi làm sách, biên tập viên nhà xuất bản có vai trò rất quan trọng. Tập tạp văn đầu tiên của tôi, tên Nhà văn thì chơi với ai do ông Nguyễn Huy Thiệp chọn, chứ tôi định lấy tên là Lối rẽ của văn. Tập Con giai phố cổ,ban đầu tôi đặt là Người đẹp giấu kiếm, nhưng chị biên tập Hoàng Anh nói tên này không ổn, chọn Con giai phố cổvì "anh Hà viết rất Hà Nội".

Hoặc tập tạp văn mới ra này, tôi định lấy Ký ức vỉa hè, Giọng của phốlà do biên tập viên Hải Đăng đặt. Con giai phố cổthành công, công lớn là của Nguyễn Trương Quý lựa chọn, biên tập.

- Nhìn lại, tạp văn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp của anh?

- Mọi người nói tới tạp văn của tôi hay nhắc câu "tạp văn là thể tài mưu sinh". Nghe ra có vẻ "ông Việt Hà không đánh giá quá cao tạp văn".

Thực tâm tôi rất ngạc nhiên khi Con giai phố cổthành best-seller. Bạn bè tôi còn cầm bản in lậu cuốn ấy (thường sách ăn khách bị làm lậu). Mặt của đàn ôngcũng tái bản lần thứ sáu, thứ bảy.

Đến giờ, tôi chưa biết năm, mười năm nữa, tôi còn viết tiểu thuyết được nữa không. Có thể lúc ấy tôi sẽ lại viết tạp văn. Cách viết của một thằng già sẽ có kiểu hay của nó. Khi tạp văn của tôi được dịch sang tiếng Pháp, người ta dùng chữ "essai", một thứ tiểu luận.

Minh Trung

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap