"Sống chung" với bệnh tật
"Một số nghiên cứu trong nước và quốc tế cho thấy,ìnhngườiViệttrêntuổicónămsốngchungvớibệnhtậwindy phú quý chi phí y tế cho người cao tuổi gấp 7 - 10 lần người trẻ. Người cao tuổi (từ sau 60 tuổi) sử dụng tới 50% tổng lượng thuốc chữa bệnh.
Trung bình mỗi người cao tuổi ở Việt Nam sau 60 tuổi mắc 2 - 3 bệnh; sau 80 tuổi, tăng lên gần 7 bệnh", PGS - TS Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa T.Ư,cho biết tại Hội nghị lão khoa toàn quốc lần thứ 4 diễn ra ngày 10 - 11.11, tại Hà Nội.
Nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa T.Ư với 600 người trên 80 tuổi tại một huyện ở Hà Nội năm 2016 cho thấy, 33,6% góa bụa; 8,2% sống một mình; 62% có bảo hiểm y tế; 90% cần được trợ giúp trong các trường hợp có sử dụng các công cụ như điện thoại, mua bán, nấu ăn, dọn dẹp nhà, sử dụng phương tiện giao thông.
Tại Việt Nam, khoảng 70% người cao tuổi không có thu nhập; 30% không có bảo hiểm y tế. Với người từ 80 tuổi, trung bình đã có 14 năm sống chung với bệnh tật.
Chuyển sang dân số già vào 2038
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ KH-ĐT), Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và là một trong số 10 nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới.
Năm 2019, số lượng người cao tuổi từ 60 trở lên của nước ta là 11,41 triệu người (11,86% dân số); năm 2021 có 12,5 triệu người cao tuổi (12,8% dân số) và ngày càng tăng nhanh. Dự tính đến năm 2038, Việt Nam sẽ chuyển sang giai đoạn dân số già với tỷ lệ người cao tuổi chiếm trên 20% tổng dân số.
Ông Trung Anh cho rằng, Việt Nam dân số già hóa nhanh nhưng không đồng nhất về điều kiện sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe, với với 5 nhóm: người già khỏe mạnh; người tương đối khỏe mạnh (mắc 1 bệnh cấp tính); nhóm mắc các bệnh phức tạp và các hội chứng lão khoa; người nằm liệt giường phải phụ thuộc người chăm sóc, tàn phế; người nằm liệt giường trước khi qua đời.
Tuổi cao được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các tình trạng sức khỏe phức tạp có xu hướng xuất hiện vào những năm sau của cuộc đời. Đó là các hội chứng lão khoa như tổn thương, sa sút trí tuệ, tiểu không tự chủ, rối loạn dáng đi và ngã, suy giảm hoạt động chức năng. Thêm vào đó, tình trạng đa bệnh lý, giảm sức đề kháng với bệnh tật, khả năng hồi phục sức khỏe kém đòi hỏi người cao tuổi phải được điều trị và chăm sóc đặc biệt.
Trong nước cần nâng cao năng lực hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe người cao tuổi như: thành lập khoa lão tại các bệnh viện với quy mô khoảng 10% giường kế hoạch, tiếp nhận các bệnh nhân có nhiều bệnh phức tạp, có các hội chứng lão khoa điển hình (thường là trên 80 tuổi); tổ chức phòng khám lão khoa tại khoa khám bệnh; lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khoẻ, phát hiện và dự phòng các yếu tố nguy cơ gây tàn phế ở người cao tuổi.
Giám đốc Bệnh viện Lão khoa T.Ư cũng nhận định, trong nước đang đối mặt với mức sinh thấp, việc này tác động tới cấu trúc gia đình, với mô hình "4 - 2 - 1", tức là 4 người là ông bà nội, ngoại và 2 người là bố mẹ trông đợi vào sự chăm sóc của một người là con, cháu trong gia đình. Mô hình này đã diễn ra tại nhiều nước phát triển và có thể Việt Nam sẽ không tránh được.
"Người cao tuổi sẽ được chăm sóc tốt hơn và sẽ đỡ chi phí hơn nếu được chăm sóc trong gia đình. Thế nhưng, với những gia đình ít con cháu, thiếu người chăm sóc do mô hình gia đình ít con đang gia tăng, người già sẽ trong tình trạng cô đơn. Điều này đòi hỏi chúng ta cần có hệ thống y tế, đội ngũ trợ giúp người cao tuổi phù hợp với già hóa dân số", ông Trung Anh nêu ý kiến.
Hội nghị lão khoa quốc gia lần thứ 4 được Hội Lão khoa Việt Nam tổ chức với 23 phiên hội thảo, gần 500 đại biểu trong nước tham dự trực tiếp, sự góp mặt của các chuyên gia đầu ngành về lão khoa đến từ tại Mỹ, Úc, Anh, Pháp. Các đại biểu cùng thảo luận về đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cũng như phát triển nhân lực trẻ cho chuyên ngành lão khoa cho Việt Nam.
Dịp này, các ý kiến cũng chia sẻ về mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng, trong đó có đề xuất xem xét mô hình chung cư cho người cao tuổi. Tại đây, có các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên theo dõi, trợ giúp và chăm sóc sức khỏe phù hợp cho cư dân; đặc biệt, có không gian mở để người cao tuổi có các hoạt động thể lực, giao lưu phù hợp với nhu cầu.