Từ năm 2020,ềnráckhôngdùngtiềnmặtrực tiếp Công ty CP môi trường đô thị TP.Đà Nẵng có kế hoạch chuyển đổi thu tiền rác không dùng tiền mặt đến gần 200.000 khách hàng, nhưng do dịch Covid-19 và thiên tai liên tiếp nên bị ảnh hưởng, hiện tái khởi động.
Tự động trừ tài khoản hằng tháng
Công ty đã phối hợp Tổng đài dịch vụ công 1022 tuyên truyền, gửi thông báo hướng dẫn trả tiền rác qua chuyển khoản, ví điện tử... nhưng kết quả còn thấp.
Xác định việc nhờ ngân hàng thu hộ là giải pháp tối ưu, thời gian qua công ty tăng cường thuyết phục khách hàng chuyển đổi hình thức thanh toán vừa phối hợp ngân hàng, ví điện tử, tự động trừ tài khoản hằng tháng.
Qua thống kê, trong nhóm 3.869 khách hàng cơ quan, doanh nghiệp, có 67% đồng ý phương thức thanh toán mới (2.499 khách hàng), còn lại 33% không đồng ý, không cung cấp tài khoản.
Trong 9.883 hộ dân kinh doanh, có 2.413 hộ thống nhất trả tiền rác không dùng tiền mặt (28%), còn lại 72% không đồng ý, không hợp tác.
Số lượng chiếm nhiều nhất là 151.350 hộ dân không kinh doanh; chỉ có 1.099 hộ (tức chỉ 0,72%) hợp tác nhưng cũng chỉ 213 hộ cung cấp tài khoản để thu tự động, còn lại hứa tự thanh toán online nhưng thực tế không tự thực hiện.
Như vậy, bước đầu Công ty CP môi trường đô thị TP.Đà Nẵng chỉ nhận được sự hợp tác của 6.011 khách hàng cho ngân hàng thu hộ, 2.178 khách hàng thanh toán online với số tiền gần 10,3 tỉ đồng.
Tỷ lệ khách hàng đồng ý thanh toán không dùng tiền mặt chỉ đạt 27% trên số hộ đã được ký hợp đồng, chuyển đổi hình thức thanh toán.
Công ty CP môi trường đô thị TP.Đà Nẵng cũng tập trung vào nhóm khách hàng cán bộ, công chức, viên chức với tài khoản có sẵn, là đối tượng đồng thuận cao với chủ trương chuyển đổi số của thành phố. Tuy nhiên, kết quả cũng không khả quan.
Đơn cử, tại Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng, một số sở triển khai nhưng cán bộ không đồng ý thay đổi phương thức thanh toán. Công ty chỉ nhận lại được vài chục hợp đồng của các sở và bộ phận quản lý tòa nhà.
Tại 6 trung tâm hành chính quận, huyện, số lượng cán bộ đồng ý trả tiền rác không dùng tiền mặt cũng không nhiều, chỉ vài chục hợp đồng/đơn vị, thậm chí có một số trường hợp không phản hồi.
Theo bà Võ Thị Huỳnh Trang, Phó tổng giám đốc Công ty CP môi trường đô thị TP.Đà Nẵng, người dân phần lớn muốn trả tiền mặt vì tiền rác ít, chuyển khoản bất tiện... cho thấy trở ngại lớn nhất đến từ phía tâm lý người dân.
"Để khách hàng tự nguyện trả tiền rác không dùng tiền mặt là việc vô cùng khó khăn, do không có chế tài, không giống như ngành điện, nước (nếu không nộp thì cắt dịch vụ). Do đặc thù ngành môi trường, dù người dân không trả tiền rác thì cũng không "ảnh hưởng", vẫn đổ rác ra đường và công ty vẫn phải thu gom, không để rác dồn ứ trên đường gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị", bà Võ Thị Huỳnh Trang nói.
Ngoài ra, nhiều hộ dân không dùng tài khoản, nhiều khách hàng bất hợp tác, phản ứng thái quá, phản cảm với nhân viên.
Vận động cán bộ tiên phong
"Giải pháp tối ưu là nhờ ngân hàng thu hộ, trích thu tài khoản khách hàng. Để làm được, điều kiện tiên quyết là có thông tin tài khoản, đơn vị miệt mài thực hiện nhưng kết quả vẫn rất thấp vì khách không hợp tác, ngại cung cấp. Ngay cả cán bộ cũng chưa nhiệt tình, hẹn nhiều lần", bà Võ Thị Huỳnh Trang chia sẻ.
Hiện tại, nhóm khách hàng cán bộ rất lớn nhưng chỉ có vài trăm khách hàng tại các trung tâm hành chính.
Bà Võ Thị Huỳnh Trang nhìn nhận, một số ngân hàng đã rất nhiệt tình đồng hành với đơn vị trong việc thu tiền hộ. Số tiền ít, đối soát định kỳ rất vất vả, hiệu quả kinh doanh không cao... nhưng ngân hàng vẫn hỗ trợ vì mục tiêu chuyển đổi số chung.
"Công ty CP môi trường đô thị đề xuất Sở TN-MT tham mưu UBND TP.Đà Nẵng tuyên truyền các sở, ban ngành, vận động cán bộ tiên phong trả tiền rác không dùng tiền mặt để ủng hộ chủ trương chuyển đổi số của thành phố. Tiếp đến, công ty triển khai xuống phường xã, tổ dân phố, thôn xóm để thực hiện và có trả kinh phí để huy động lực lượng địa phương tham gia vận động", bà Võ Thị Huỳnh Trang bày tỏ.